Tại tọa đàm “Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 9/10, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, thương hiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng là một thương hiệu.

 

Sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 2 giá trị khác biệt, đó là sản phẩm được sản xuất theo xu hướng xanh, an toàn và sản phẩm gắn với truyền thống, văn hoá của bản địa. Khi nghĩ về những sản phẩm này, người ta thấy được truyền thống, một nền tảng văn hóa mà bất kỳ nghề nào cũng muốn khám phá, muốn trải nghiệm. Chính từ hai giá trị này mà những sản phẩm này mang tính vùng miền rất rõ rệt”, ông Thành nhấn mạnh.

3.jpg -0
Bà con cần được hỗ trợ bởi những chính sách mạnh mẽ hơn để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Ở góc độ DN, bà Lê Thị Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần cà phê Detech cho biết, cho đến nay, công ty cũng xây dựng được các sản phẩm chế biến chất lượng cao, sản phẩm đặc sản và được xuất khẩu (XK) gián tiếp và trực tiếp sang thị trường các nước châu Âu, New Zealand, Mỹ. Việc có được các chứng nhận đưa sản phẩm ra nước ngoài chính là yếu tố quan trọng để hình thành và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Theo bà Hằng, Detech cũng mong muốn mang giá trị văn hóa vùng miền của Sơn La đến với thị trường nước ngoài để thu hút không chỉ khách nội địa mà cả khách quốc tế đến với vùng nguyên liệu, từ đó gia tăng kinh tế, tạo công ăn việc làm và phát triển du lịch cộng đồng văn hóa, cà phê ở khu vực Sơn La, Tây Bắc.

Về xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ cho đồng báo dân tộc thiểu số, ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho biết, sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa và gắn kết chặt chẽ với người dân Việt Nam nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Trải dài từ Bắc vào Nam, có những thương hiệu được hình thành một cách ngẫu nhiên, được hình thành qua thời gian, chúng ta đã nghe đến nghề dệt của đồng bào dân tộc Mông, nghề dệt của đồng bào dân tộc Thái, nghề rèn của dân tộc Nùng… Hiện, bà con đã quan tâm tới vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Vì vậy, khi chúng ta tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại thì thu hút được sự quan tâm rất lớn của người dân, người sản xuất cũng như DN đang kinh doanh sản phẩm thủ công của đồng bào dân tộc.

Về giải pháp để định vị thương hiệu cho sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Võ Trí Thành cho rằng, điểm mạnh của các sản phẩm này là họ có truyền thống, có lịch sử, có nét văn hóa rất đáng trân trọng, đáng khám phá. Do đó, giải pháp để đẩy mạnh định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng này cần có “tích truyện”, sản phẩm gắn với "tích truyện", gọi là câu chuyện văn hóa đằng sau. Bên cạnh đó, gắn với xu thế của thời đại, đó là câu chuyện xanh, lối sống, cách sống và đặc biệt là phân khúc tầng lớp trung lưu, tầng lớp trẻ hiện nay, sống xanh, an toàn, nhân văn…

“Sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chứa đựng cả 2 điều trên, vừa có dấu ấn văn hoá, có “tích truyện” rất hấp dẫn, lại vừa bắt nhịp được với xu thế, đòi hỏi hiện nay là lối sống, cách sống xanh, phát triển bền vững. Đây là nền tảng rất tốt cho xây dựng thương hiệu”, TS Võ Trí Thành chia sẻ.

Link bài viết : https://cand.com.vn/Kinh-te/vi-sao-nhieu-san-pham-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-chua-co-thuong-hieu--i710037/

Zalo KonnaiCoffee Messenger KonnaiCoffee 0377 015 757